Khi tham gia đào tiền thuật toán bạn sẽ gặp những thuật ngữ như Proof of Work và Proof of Stake. Vậy Proof of Work và Proof of Stake là gì? Hai khái niệm này ảnh hưởng đến phần thưởng bạn nhận được khi đào coin như thế nào?
Trong bài viết này, makemoneyvn sẽ giải thích cho bạn những khác biệt chính giữa Proof of Work và Proof of Stake sau đó cung cấp cho bạn một định nghĩa về đào coin, hay quá trình tiền thuật toán mới được phát hành thông qua mạng.
Proof of Work Là Gì?
Đầu tiên, chúng ta sẽ bắt đầu với những khái niệm cơ bản. Proof of work (Bằng chứng Công việc – PoW) là giao thức có mục đích chính là ngăn chặn các cuộc tấn công trên mạng như cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS). DDoS có mục đích là làm cạn kiệt nguồn tài nguyên của hệ thống máy tính bằng cách gửi nhiều yêu cầu giả mạo.
Proof of Work
Khái niệm Proof of Work tồn tại ngay cả trước khi Bitcoin ra đời. Satoshi Nakamoto đã áp dụng kỹ thuật này cho bản thân – dù chúng ta vẫn không biết Nakamoto thực sự là ai – để tạo ra tiền thuật toán và tạo nên sự cách mạng hóa giao dịch truyền thống.
Trên thực tế, khái niệm PoW ban đầu được Cynthia Dwork và Moni Naor xuất bản năm 1993. “Proof of Work” cũng được Markus Jakobsson và Ari Juels đặt ra trong một tài liệu xuất bản năm 1999.
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, PoW có lẽ là ý tưởng lớn nhất đằng sau sách trắng (hay còn gọi là sách hướng dẫn – white paper) của Bitcoin từ Nakamoto. Khái niệm này được đề cập trở lại vào năm 2008 – khi Bitcoin ra mắt công chúng, bởi vì nó cho phép sự đồng thuận không cần tin cậy và phân tán. Hiểu một cách đơn giản, Proof of Work là nguồn tài nguyên cho máy tính dùng để thực hiện đào coin.
Proof of Work là nguồn tài nguyên cho máy tính dùng để thực hiện đào coin
Sự Đồng Thuận Không Tin Cậy và Phân Tán Là Gì?
Hệ thống của sự đồng thuận không cần tin cậy và phân tán có mục đích là bạn có thể gửi và/hoặc nhận tiền từ một người mà bạn không cần tin vào các dịch vụ của bên thứ ba.
Trong thực tế, khi bạn sử dụng phương thức thanh toán truyền thống, bạn cần sự tin tưởng vào bên thứ ba để thực hiện giao dịch của mình (ví dụ: Visa, Mastercard, PayPal, Ngân hàng). Bên trung gian này sẽ giữ sổ đăng ký riêng lưu trữ giao dịch lịch sử và số dư của mỗi tài khoản.
Ví dụ dễ hiểu để giải thích rõ hơn về hành vi này là: nếu tôi gửi cho bạn 100 USD, dịch vụ của bên trung gian đáng tin cậy sẽ ghi nợ tài khoản của tôi và cấp tín dụng cho bạn. Vì vậy cả hai người phải đặt niềm tin là bên này làm đúng mới có thể thực hiện giao dịch.
Với Bitcoin và một số tiền thuật toán khác, người dùng đều có một bản sao của sổ cái (Blockchain). Không ai cần tin tưởng vào bên thứ ba để thực hiện giao dịch, bởi vì bất cứ ai cũng có thể trực tiếp xác minh các thông tin được viết vào sổ.
Sự phát triển của Blockchain
Proof of Work và Việc Đào Coin
Để xem xét sâu hơn, PoW là một yêu cầu để xác định chi phí giải một phép tính bằng một máy tính khi đào coin. Việc đào coin cần phải được thực hiện để tạo ra một nhóm các giao dịch tin cậy mới (gọi là block) trên một phân mục phân phối có tên Blockchain.
Việc đào coi phục vụ hai mục đích:
- Để xác minh tính hợp pháp của một giao dịch và tránh việc chi tiêu-gấp-đôi;
- Để tạo ra đồng tiền thuật toán mới bằng cách thưởng cho thợ đào vì đã hoàn tất nhiệm vụ trước đó.
Khi bạn muốn thiết lập một giao dịch thì điều này sẽ xảy ra:
- Các giao dịch được nhóm lại thành một khối (block);
- Người đào coin xác minh rằng các giao dịch trong mỗi khối là hợp pháp;
- Để làm như vậy, thợ đào phải giải quyết một “câu đố toán học” được gọi là proof-of-work (PoW);
- Phần thưởng được trao cho thợ đào đầu tiên giải quyết hết từng vấn đề trong khối;
- Các giao dịch đã xác minh được lưu trữ trong Blockchain công cộng.
Proof of work và việc đào coin
“Câu đố toán học” có một tính năng chính là không đối xứng. Công việc trên thực tế chỉ ở độ khó vừa phải từ phía người yêu cầu và phải dễ kiểm tra mạng. Ý tưởng này còn được gọi là chức năng chi phí CPU, câu đố của khách hàng, câu đố tính toán hoặc chức năng đánh giá CPU.
Tất cả các thợ đào đều phải cạnh tranh để là người đầu tiên tìm ra giải pháp cho vấn đề toán học cho các khối đã ứng cử. Đây chính là vấn đề không thể giải quyết theo cách nào khác hơn là thông qua sức mạnh của máy tính dùng để đào coin. Vì vậy việc này đòi hỏi sự nỗ lực cùng đầu tư lớn để có thể cạnh tranh khi đào tiền thuật toán.
Khi một người thợ đào cuối cùng tìm ra được giải pháp đúng đắn, anh ta sẽ thông báo cho toàn bộ mạng cùng một lúc và nhận được giải thưởng là đồng tiền thuật toán đang đào. Đồng tiền thuật toán này sẽ được cung cấp bởi giao thức (protocol).
Từ quan điểm kỹ thuật, quá trình khai thác là một phép toán đảo ngược. Nó được xác định bởi một số (nonce). Do đó thuật toán băm mật mã của dữ liệu khối cho kết quả theo một ngưỡng nhất định.
Từ quan điểm kỹ thuật, quá trình khai thác là một phép toán đảo ngược
Ngưỡng này – hay còn được gọi là mức khó khăn, là thứ để xác định bản chất cạnh tranh của việc khai thác coin. Khi thuật toán băm mật mã được thêm vào mạng thì thông số này tăng lên tương đương với việc tăng số lượng trung bình các phép tính cần thiết để tạo một khối mới.
Phương pháp này cũng làm tăng chi phí của việc tạo ra khối và khiến các thợ đào buộc phải nâng cao hiệu quả của hệ thống khai thác để tiếp tục đào. Việc cập nhật thông số sẽ xảy ra xấp xỉ 14 ngày một lần, một khối mới sẽ được tạo ra mỗi 10 phút.
Để hiểu thêm về chức năng cụ thể của PoW thì bạn cần có kiến thức chuyên sâu về mảng kỹ thuật. Vì vậy hiện giờ, điều quan trọng bạn cần biết là các nhà phát triển muốn chuyển đổi các thuật toán khi đào từ Proof of Work về Proof of Stake vì ưu thế tốn ít chi phí và tài nguyên năng lượng của nó.
Proof of Stake Là Gì?
Proof of Stake (Bằng chứng Cổ phần – PoS) là một cách khác để xác thực cơ sở các giao dịch và ngưỡng đạt được sự đồng thuận phân tán. PoS thực tế vẫn là một thuật toán với mục đích giống như PoW nhưng quá trình để đạt được mục tiêu thì khác hoàn toàn.
Proof of Stake
Ý tưởng đầu tiên về PoS được đề cập trên diễn đàn “The Bitcointalk” vào năm 2011. Tuy nhiên đồng tiền thuật toán đầu tiên sử dụng phương thức này là đồng Peercoin vào 2012 cùng với các đồng ShadowCash, Nxt, BlackCoin, NuShares/NuBits, Qora và Nav Coin.
Không giống như PoW – thợ đào được nhận phần thưởng khi giải những thuật toán với mục đích là xác nhận giao dịch và tạo ra những khối mới. Với PoS, người tạo ra khối mới được lựa chọn theo một cách xác định phụ thuộc và sự giàu có của người đó hay chính xác là bởi Stake – cổ phần.
Tất cả các đồng tiền đã được tạo ra từ trước và số lượng của chúng không bao giờ thay đổi. Điều này có nghĩa là trong hệ thống PoS không có phần thưởng khối. Vì vậy, các thợ đào coin sẽ phải trả lệ phí giao dịch.
Đây là lý do tại sao những người khai thác hệ thống PoS này được gọi là “Thợ rèn” – Forgers chứ không phải là thợ đào – Miners.
Tóm lại, tiền thuật toán trên thế giới đang chuyển giao thức đào coin từ PoW đến PoS bởi tính thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng và chi phí rẻ của nó. Hiện nay có rất nhiều đồng tiền thuật toán khác đã được tạo ra bởi hệ thống này như Peercoin, Nxt, BlackCoin, NuShares/NuBits hay Landcoin… Tuy nhiên để trở thành nhà đầu tư thuật toán thông minh thì bạn cần tìm hiểu kỹ đồng coin bạn định đầu tư để tránh rủi ro và lừa đảo.
Hướng Dẫn Đào Coin Cơ Bản: Proof of Work và Proof of Stake
Reviewed by Tùng Phạm
on
tháng 1 12, 2018
Rating: