Keep Traveling

10 cách để chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng tài chính cá nhân

Một cơn ác mộng về những điều tồi tệ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự nghiệp tài chính như: mất việc làm, bệnh hiểm nghèo, tai nạn giao thông v.v.. đều có thể khiến cho bất cứ ai trong chúng ta phải tỉnh giấc giữa đêm. Không ai muốn trải qua cái cảm giác khủng hoảng khi mọi thứ tốt đẹp đang trôi qua những kẽ ngón tay và biến mất trong tích tắc!
Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, nếu như có chiến lược chuẩn bị trước, sẽ không có gì quá nghiêm trọng nếu rủi ro tài chính xảy ra.
Chiến lược #1: Tạo một nguồn vốn lưu động
Một nguồn vốn linh hoạt là quan trọng và cần thiết trước khi bạn quyết định đầu tư. Tài khoản tiết kiệm, trái phiếu chính phủ ngắn hạn, chứng chỉ tiền gửi ngân hàng v.v.. sẽ giúp bạn vượt qua khủng hoảng dễ dàng hơn. Hãy luôn giữ trong tài khoản tiết kiệm ít nhất 2 tháng thu nhập, gửi ít nhất 4 tháng ngân sách vào các quỹ đầu tư hỗ trợ thị trường tiền tệ, quỹ quản lý tiền mặt. Không giống như các quỹ cổ phần, các loại quỹ quản lý trên được bán một cách dễ dàng hơn, nhằm đáp ứng các nhu cầu cần chi phí bất ngờ, như nhập viện hoặc mất việc làm.
Chiến lược #2: Quản lý tốt nguồn thu nhập và chi tiêu cứng
Nếu như không biết mỗi tháng mình đang chi tiêu hết bao nhiêu, thu về bao nhiêu tiền thì khó mà xây dựng được một quỹ khẩn cấp cho bản thân. Bạn cũng không thể kiểm soát được nếu mình chi tiêu quá tay hay có đang sống quá hà tiện hay không nếu như không nắm được tổng thu nhập hàng tháng của mình. Quản lý tốt nguồn thu nhập và chi tiêu cứng sẽ giúp bạn chi tiêu hiệu quả, hạn chế khủng hoảng tài chính.
Chiến lược #3: Chuẩn bị sẵn sàng cho việc giảm thiểu chi tiêu

Cắt giảm chi tiêu để tiết kiệm tiền hợp lý/ Stock Photo
Hiện tại thì chưa. Nhưng khi khủng hoảng tài chính xảy ra, bạn sẽ phải sẵn sàng cắt giảm mọi thứ không cần thiết. Nếu nhanh chóng ổn định được các chi phí định kỳ ở mức thấp, bạn sẽ không mấy khó khăn khi phải thanh toán hóa đơn hay chi trả cho các vấn đề phát sinh. Luôn bắt đầu bằng việc kiểm tra lại các khoản chi để cân nhắc các loại tiền chi không quan trọng. Ví dụ như nếu hàng tháng bạn phải trả một khoản phí dịch vụ vấn tin tự động các tài khoản ngân hàng, hãy chuyển qua sử dụng dịch vụ của ngân hàng khác miễn phí. Nếu như hàng tháng phải trả vài trăm ngàn cho dịch vụ điện thoại cố định trong khi bạn chẳng dùng tới nó bao giờ, hãy hủy ngay.
Chiến lược #4: Quản lý chặt chẽ hóa đơn chi tiêu
Những thói quen phung phí như để điện khi không dùng đến, bật bình nước nóng cả ngày lẫn đêm, bật quạt hay điều hòa dù không ở trong phòng v.v.. cũng cần phải thay đổi. Hãy cắt giảm chi phí từ các hóa đơn điện nước hàng tháng để dễ dàng vượt qua khủng hoảng.
Chiến lược #5: Tạo ra nguồn thay thế thu nhập
Nếu như bị mất việc thì thu nhập của bạn sẽ được đảm bảo bằng một công việc khác thay thế. Khi có tài sản nhàn rỗi, hãy tận dụng chúng. Một chiếc ô tô hiếm khi đi đâu xa có thể được cho thuê. Một gian nhà đang là kho chứa đồ có thể thành nhà trọ. Hãy lựa chọn những công việc bán thời gian ngay bây giờ để tới khi có khủng hoảng, bạn sẽ không cảm thấy bối rối và bất lực.
Chiến lược #6: Trả hết nợ
Để phòng ngừa rủi ro tối đa khi xảy ra khủng hoảng tài chính, hãy cố gắng để trả hết nợ nần trước đây khi có một nguồn thu nhập ổn định. Đừng đợi tới khi khó khăn chồng chất khó khăn, nợ chồng lên nợ mà không thể giải quyết được.
Hãy trả hết nợ để nó không là gánh nặng của bạn/ Stock Photo
Chiến lược #7: Lựa chọn dịch vụ bảo hiểm
Ai cũng có bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm xã hội bắt buộc để phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên hãy cân nhắc để tham gia một dịch vụ bảo hiểm khác như bảo hiểm nhân thọ chẳng hạn. Tham gia bảo hiểm là một cách chuẩn bị cho rủi ro, vậy nên mua bảo hiểm là cách để đối phó với những cuộc khủng hoảng tài chính trong cuộc sống.
Chiến lược #8: Cân nhắc các khoản bảo dưỡng định kỳ
Nếu như đang có thói quen bảo dưỡng xe hàng tháng để xe lúc nào cũng như mới, hay thói quen sơn sửa nhà định kỳ để đảm bảo thẩm mỹ tối đa, thì hãy thay đổi để dành số tiền bảo trì đó cho khoản “dự bị” trước khủng hoảng, tránh các việc sửa chữa tốn kém và chi phí phát sinh không thực sự cần thiết.
Chiến lược #9: Tối ưu hóa giá trị của những tài sản phi tiền mặt
Hãy tận dụng những gì có sẵn và không phải mua. Đừng coi thường giá trị của những phần thưởng nho nhỏ từ các ưu đãi dành cho chủ thẻ tín dụng, hay nếu có một vườn rau sau nhà, tại sao phải đi mua rau thường xuyên nữa. Khi bạn có tài chính ổn định, bạn thường coi thường những khoản phi tiền mặt, nhưng khi gặp khủng hoảng, có khi đó lại là cứu cánh.
Chiến lược #10: Luôn cập nhật CV cá nhân
Khi đã có một công việc ổn định, chúng ta thường chẳng bao giờ nghĩ tới CV xin việc đã làm nữa. Các thông tin bị thiếu sót và CV của bạn trở nên không chất lượng. Vậy nên, hãy xem lại CV của bạn mỗi quý một lần. Điều này không chỉ giúp cho thông tin luôn được cập nhật mà còn đảm bảo bạn sẽ tìm được một công việc khác phù hợp và dễ dàng khi gặp khủng hoảng.
Chúng ta có rất nhiều cách để ngăn chặn và ứng phó kịp thời trước những khủng hoảng tài chính không lường trước. Với các chiến lược phù hợp, chúng ta hoàn toàn có thể biến khủng hoảng thành một bước lui tạm thời mà thôi.


10 cách để chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng tài chính cá nhân 10 cách để chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng tài chính cá nhân Reviewed by Tùng Phạm on tháng 2 28, 2020 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.