Khi nhắc đến chuyện tiết kiệm tiền, mỗi người đều mang trong mình nhiều những lý do khác nhau. Lý do hay nói cách khác đi là động lực nào đứng sau việc khiến cho chúng ta phải tiết kiệm tiền, việc này chiếm phần lớn đến mức độ thành công cũng như quá trình nhanh hay chậm của việc tiết kiệm. Vậy làm sao để tiết kiệm tiền, và làm thế nào để tiết kiệm nhanh ?
1. Muốn tích vài trăm triệu để kinh doanh. Mà kinh doanh phải có vốn tầm 100 triệu lấy nguồn hàng, 100 triệu để đặt cọc và trả tiền mặt bằng rồi vốn lưu động để xoay vòng. Tổng cỡ 200-300 triệu.
2. Giả sử không mua nhà, tiền thuê nhà của bạn mỗi tháng là 5 triệu thì 1 năm mất 60 triệu. Chỉ trong 10 năm coi như bỏ mất 600 triệu mà không có thứ gì trong tay.
Còn mua nhà thì ngoài việc phải ôm nợ ngân hàng trả góp hằng tháng khoảng 8-10 triệu để trả góp thì chúng ta cũng phải có sẵn vài trăm triệu tiền đặt cọc.
3. Muốn có vốn cho con đi du học. Nào học phí, nào tiền vé bay, tiền ăn ở cho con sẽ chẳng bao giờ ít, nếu không phải vài tỷ thì cũng cần vài trăm triệu.
4. Tiết kiệm để mua xe, để nghỉ hưu, để đầu tư...
Vậy thì bài toán lúc này là đào đâu ra 500-600 triệu? Sau đây là một vài phương pháp có tính áp dụng riêng đối với từng ngành nghề:
1. Bài toán tiết kiệm của bà nội trợ
Đây là kiểu tiết kiệm điển hình của nhiều người Việt mà nó khá hiệu quả, chỉ là chúng ta chê bai, mỉa mai là BỦN XỈN mà thôi.
Đó là cách tích cóp từng đồng bạc lẻ. Ví dụ như mỗi tháng thu nhập bạn là 10 triệu, bạn có thể gói gọn sinh hoạt trong 6 triệu và tiết kiệm 4 triệu mỗi tháng. Sau 1 năm, bạn tích được 48 triệu, tức tầm 6 năm bạn đã dư dả 300 triệu để có vốn làm ăn.
2. Bài toán tiết kiệm của dân văn phòng
Một câu chuyện có thật về giáo sư báo chí tại trường Lasell College, bang Massachusetts, Hoa Kỳ. Vị giáo sư này đã từng rơi vào tình thế khá đau đầu khi cả hai con gái đều đang học tại trường tư tốn rất nhiều chi phí, trong khi chị ta lại không giỏi trong việc ghi chú cũng như kiểm soát chi tiêu.
Cái khó ló cái khôn, chị Marie sau nhiều ngày suy nghĩ đã tự chọn cho mình một cách tiết kiệm đặc biệt riêng. Chị xem việc tiết kiệm cũng giống như một trò chơi, một thử thách cá nhân và thành quả sau 13 năm đã làm cho ai cũng phải giật mình.
Trò chơi tiết kiệm của chị Marie khá đơn giản: mỗi lần chị nhận được tờ 5 đô la tiền thối (khoảng 113.000 đồng) khi thanh toán các hóa đơn trong ngày, chị sẽ cất sang một bên.
Chị cho biết, thông thường mỗi ngày chị sẽ nhận được ít nhất 1 tờ tiền 5 đô la. Và chỉ bằng những đồng tiền nhỏ này, chị Marie đã có thể xây dựng được một quỹ học tập khá vững chắc cho hai con gái.
Việc này cũng không khác gì bỏ ống heo nhưng với tư tưởng bỏ quên tiền thối, mỗi ngày dành dụm ít tờ tiền, vài năm là bạn có con số tiết kiệm khủng.
Chúng ta có thể thử bằng cách phù hợp với người Việt mình hơn ( cách này tôi hiện vẫn đang sử dụng và thấy rất hiệu quả) mỗi ngày đi chợ hay mua sắm chi tiêu hàng ngày, tôi thường cất đi toàn bộ số tiền lẻ nhỏ hơn 5000đ được thối lại. Ví dụ mua chai mắm hết 32.000, tôi đưa cho người bán hàng tờ 50.000, nhận về 17.000 tiền thừa và tôi sẽ cất đi 2000đ tiền lẻ đó. Những lần sau lại như vậy, 15.000 kia tôi mua cây bút bi hết 2.000, lại tiếp tục cất đi 3.000 thừa. Ví tiền của tôi dành riêng 1 ngăn để đựng tiền lẻ như vậy, và sau mỗi tháng tôi thường tiết kiệm được từ 400.000đ - 600.000đ từ việc mua sắm hàng ngày. Sau 20 năm chúng ta sẽ có tới 144 triệu toàn tiền lẻ!!!. Sau 40 năm là đạt con số 300 triệu như mong muốn. Tất nhiên kết hợp với các nguồn tiết kiêm khác sẽ nhanh hơn rất nhiều.
3. Bài toán tiết kiệm của dân tài chính
Cuốn sách tài chính “Automatic Millionaire” có giải thích một ý tưởng rất hay gọi là “Nhân tố Latte”, khái niệm cho rằng những khoản tiền dù là nhỏ xíu cũng có thể tạo ra một con số tài sản khổng lồ qua thời gian.
Và đúng với tên gọi của ý tưởng đó, giá trị tiết kiệm nhỏ nhất ông đề xuất là giá một cốc cà phê: 25.000đ. Nếu mỗi 25.000đ tiết kiệm được đem ra đầu tư và thu về 12% lợi nhuận từ thị trường chứng khoán mỗi năm (1%/tháng), người đó sẽ có thêm 10.356.996đ chỉ sau 1 năm thay vì 365 cốc cà phê chia đều mỗi ngày.
Tham khảo thêm bài viết về " Sức mạnh của lãi suất kép "
4. Bài toán tiết kiệm của dân Sale
Những người làm sale khá nhiều, có nhiều người than thở là thu nhập cao sẽ kèm theo chi tiêu nhiều nên không có dư tiền.
Tuy nhiên, với một cô bạn sale kỹ tính lại có dư khoản tiền lớn mỗi năm. Cô bạn sinh năm 92 đi làm sale cho công ty sợi chỉ của Nhật, thu nhập hằng tháng hơn 12 triệu (mức thấp nhất công ty) nhưng để dành được 100 triệu/năm – nhiều hơn những người có lương cao hơn cùng công ty nhờ 4 mẹo:
– Để dành ít nhất 4 triệu/tháng. Cứ mỗi tháng chuyển riêng vào tiết kiệm online 4 triệu, thiếu tiền xài thì cà thẻ trả nợ sau chứ không bao giờ ngưng chuyển tiết kiệm.
– Trường hợp không đạt KPI tháng, vẫn để dành ít nhất 4 triệu nhưng lại cố gắng đạt doanh số để nhận thêm 5-10 triệu lương hiệu quả hằng tháng và quý. Dĩ nhiên tháng nào có thêm thưởng nó sẽ tự thưởng 1 triệu riêng để xài và phần còn lại chuyển vào tiết kiệm online.
– Cắt bớt các dịch vụ ăn uống xa xỉ khi không tiếp khách. Thói quen của chúng ta là có tiền sẽ hưởng thụ nhưng cái đà đó chỉ làm chúng ta dậm chân tại chỗ. Còn cô bạn sale này, dù thu nhập có tăng nhưng vẫn duy trì ăn uống tại nhà, mang cơm theo đi làm, khi nào tiếp khách thì dùng tiền của công ty, không ăn chơi xa xỉ như bao người.
– Mặc đồng phục: đây là cái tư duy khôn ngoan nhất, vì hẳn là 100 người con gái mới có 1 cô nghĩ tới việc mua sắm sơ mi-váy đen-quần đen-giày nude để mặc đi làm. Không ai ép buộc nhưng tự mặc sơ mi-váy đen đồng phục giúp cô nàng tiết kiệm tiền mua sắm hơn các cô đồng nghiệp.
Đây là một ý kiến tuyệt vời, theo ước tính trung bình phụ nữ dành hẳn 1-3 triệu/tháng để sắm đồ thì cô bạn sale của tôi chẳng cần.
Với 4 mẹo đó mà cô gái lương thấp nhất team lại có tiền tiết kiệm nhiều nhất team, cộng với tiền thưởng cuối năm là 100 triệu.
Với 4 mẹo đó mà cô gái lương thấp nhất team lại có tiền tiết kiệm nhiều nhất team, cộng với tiền thưởng cuối năm là 100 triệu.
5. Bài toán tiết kiệm từ dân Frelancer
Những người thu nhập khá, họ chỉ cần tiết kiệm bằng cách cắt giảm một bữa tối, lái một chiếc xe rẻ hơn, dùng thẻ công ty,…. Còn nếu không muốn phải cắt giảm chi phí hàng ngày, vậy đơn giản là bạn buộc phải kiếm thêm.
Đấy là cách tư duy mà dân designer dùng để tích tiền. Thu nhập không tệ nhưng cũng không gọi là cao, lương của công ty trung bình ở mức 10 triệu nhưng chi tiêu hết sạch. Thế là bắt buộc bản thân tối về sẽ nhận thêm 1 job mỏng, cuối tuần cày thêm cho vài dự án thiết kế web tại nhà.
Một job mỏng làm mỗi tối không cao, thiết kế ảnh bìa hoặc chỉnh ảnh trung bình 100-150.000đ/2 giờ buổi tối. Còn cuối tuần thì thiết kế web với giá 2-3 triệu/website và tính ra mỗi tháng cậu ấy kiếm thêm được 5-7 triệu để dành. Tổng 1 năm cũng cỡ 70 triệu và 4 năm là đạt 300 triệu.
Có vẻ những điều tôi kể trên là lý thuyết, hoặc chê bai những cách trên là quá hack não (kiếm tiền mệt mỏi, chi tiêu cũng phức tạp) hay thời gian kéo dài quá sức để kiếm được 300 triệu nhưng ngoài kia thực tế có những con người 5-7 năm đi làm chưa để dành được 30 triệu do chê bai.
Hãy thay đổi tư duy, thời điểm khởi đầu bao giờ cũng là mốc quan trọng nhất. Chúng ta có thể bắt đầu một cách từ từ, tiết kiệm hoặc làm thêm chút ít để lấy cảm hứng. Sau đó, khi nhận ra hiệu quả kinh tế từ việc tiết kiệm, tự nhiên bạn sẽ thấy mình bắt đầu chăm chỉ tiết kiệm càng nhiều hơn nữa. Dần dần, con số tiết kiệm sẽ tăng lên và thành công.
Biết cách tiết kiệm hợp lý là khởi nguồn của thành công, nhiều khi bạn sẽ có nhiều hơn 300 triệu hoặc có nhiều cách hay hơn để có dư nhiều hơn.
Giống như Will Smith đã nói: “Nếu bạn muốn có một bức tường, thay vì nghĩ tới việc xây dựng cả bức tường, hãy bắt đầu từ một viên gạch. Tìm cách đặt viên gạch ấy hoàn hảo nhất có thể, từ viên này qua viên khác, hết ngày này đến ngày khác, chẳng mấy chốc bạn đã có một bức tường hoàn hảo.”
Mẹo tiết kiệm 300 triệu nhanh nhất cho từng ngành nghề
Reviewed by Tùng Phạm
on
tháng 3 12, 2020
Rating:
Không có nhận xét nào: